• Thứ năm , 19/9/2024 | 7:55 GMT +7
timkiem
×
Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) - World Bank Group (WB).
7/27/2024 | 4:57 PM GTM+7

Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank Group), thường được gọi tắt là Ngân hàng Thế giới, viết tắt là WB, là một tổ chức tài chính đa phương có mục đích trung tâm là thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội ở các nước đang phát triển bằng cách nâng cao năng suất lao động ở các nước này...

Tháng 7/1944, đại biểu của 44 nước họp tại Bretton Woods ở New Hampshire, Hoa Kỳ đã sáng lập ra Ngân hàng quốc tế về khôi phục và phát triển (IBRD) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhằm xây dựng lại và hỗ trợ trật tự kinh tế và tài chính quốc tế sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Bắt đầu hoạt động từ 1946, Ngân hàng Thế giới có quan hệ chặt chẽ với Quỹ Tiền tệ quốc tế, thành viên của Ngân hàng Thế giới cũng là thành viên của Quỹ Tiền tệ quốc tế. Hiện nay, Ngân hàng Thế giới có hơn 40 văn phòng đặt tại các nước.

Chức năng của WB được phân công cho các tổ chức gồm năm thành viên thực hiện:

(1)  Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế (IBRD) được chính thức thành lập năm 1944 – sau này được gọi là ngân hàng thế giới, với trách nhiệm chính là cấp tài chính cho các nước Tây Âu để tái thiết kinh tế sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai và sau này là cho phát triển kinh tế ở các nước nghèo, tập trung nhiều vào cơ sở hạ tầng như đập, lưới điện, hệ thống thủy lợi và đường giao thông. Sau khi nền kinh tế các nước này được khôi phục IBRD cấp tài chính cho các nước đang phát triển;

(2)  Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) được thành lập năm 1960 chuyên cung cấp tài chính cho các nước nghèo, việc thành lập IDA đã nhấn mạnh nhiều hơn đến các quốc gia nghèo nhất, một phần của sự thay đổi ổn định hướng tới xóa đói giảm nghèo trở thành mục tiêu chính của Nhóm Ngân hàng.

(3)  Công ty Tài chính quốc tế (IFC) thành lập năm 1956 chuyên thúc đẩy cho các công ty tư nhân và tổ chức tài chính ở các nước đang phát triển vay.

(4)  Cơ quan Bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA) thành lập năm 1988 nhằm bảo hiểm cho người cho vay và nhà đầu tư trước rủi ro chính trị như chiến tranh.

(5)  Trung tâm Quốc tế về Giải quyết Tranh chấp Đầu tư (ICSID) được thành lập năm 1966 nhằm giải quyết các tranh chấp đầu tư giữa các nhà đầu tư và các quốc gia.

 wb_5.jpg

Với 189 quốc gia thành viên, Nhóm Ngân hàng Thế giới là một đối tác toàn cầu duy nhất, năm tổ chức hoạt động vì các giải pháp bền vững giúp giảm nghèo và xây dựng sự thịnh vượng chung ở các nước đang phát triển.

Nhóm Ngân hàng làm việc với chính phủ các nước, khu vực tư nhân, các tổ chức xã hội dân sự, ngân hàng phát triển khu vực, nhóm chuyên gia tư vấn và các tổ chức quốc tế khác về các vấn đề từ biến đổi khí hậu, xung đột và an ninh lương thực đến giáo dục, nông nghiệp, tài chính và thương mại.

 Tiêu chí để trở thành thành viên Nhóm Ngân hàng Thế giới:

  • Để trở thành thành viên của Ngân hàng WB, thì theo các Điều khoản Thỏa thuận của IBRD, một quốc gia trước tiên phải tham gia Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
  • Tư cách thành viên của IDA, IFC và MIGA là điều kiện để trở thành thành viên của IBRD.
  • Tư cách thành viên trong ICSID dành cho các thành viên IBRD và những người tham gia Quy chế của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), theo lời mời của Hội đồng Hành chính ICSID bằng một cuộc bỏ phiếu của hai phần ba số thành viên.

wb_chart.jpg

Báo cáo chính của Ngân hàng Thế giới:

        “Cơ sở dữ liệu Chỉ số Vốn con người (HCI) cung cấp dữ liệu ở cấp quốc gia cho từng thành phần của Chỉ số Vốn con người cũng như cho chỉ số chung, được phân tách theo giới tính. Chỉ số này đo lường lượng vốn con người mà một đứa trẻ sinh ra ngày nay có thể mong đợi đạt được vào năm 18 tuổi, xét đến những rủi ro về sức khỏe kém và trình độ giáo dục kém đang phổ biến ở quốc gia nơi em sinh sống. Chỉ số này được thiết kế để làm nổi bật cách những cải thiện về kết quả sức khỏe và giáo dục hiện tại định hình năng suất của thế hệ lao động tiếp theo, với giả định rằng trẻ em sinh ra ngày nay sẽ trải qua trong 18 năm tới các cơ hội giáo dục và rủi ro sức khỏe mà trẻ em trong độ tuổi này hiện đang phải đối mặt”.

  • Báo cáo Phát triển Thế giới - World Development Report.
  • Các ấn phẩm gần đây khác;

           -  Báo cáo của Ngân hàng Thế giới về Nghèo đói

           - Trọng tâm kinh tế Nam Á (Hai năm một lần)

            - Báo cáo động đất

 "Những hoạt động chính: WB thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và xã hội ở các nước đang phát triển thông qua trợ giúp kĩ thuật, cho vay vốn dự án đối với các chính phủ. WB huy động vốn từ những thị trường tài chính quốc tế và sử dụng chúng trong các dự án phát triển ở các nước đang phát triển. Tất cả các khoản vay của WB đều phải hoàn trả với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường". 

Có năm thể thức cho vay chủ yếu:

(1) Vay vốn đầu tư: dựa trên những dự án của chính phủ các nước tiếp nhận. Khoản vốn này có lãi suất cao hơn lãi suất thị trường với thời hạn 15 - 20 năm; thời gian ân hạn tới 5 năm.

(2) Vay vốn điều chỉnh: trợ giúp chương trình cải cách kinh tế của các nước tiếp nhận nhằm khôi phục tăng trưởng kinh tế và cán cân thanh toán của nước đi vay. Kể từ khi có suy thoái kinh tế toàn cầu những năm 1980, WB mở rộng phạm vi hoạt động cho vay tới những khoản vay điều chỉnh ngành và cơ cấu.

(3) Đồng tài trợ: WB phối hợp với khu vực tư nhân, tổ chức song phương hoặc đa phương, và các tổ chức chính phủ tài trợ cho một số chương trình của mình.

(4) Quỹ tín thác: được đóng góp từ những quốc gia tài trợ, tổ chức đa phương, các tổ chức phi chính phủ, quỹ và tổ chức tư nhân khác tập trung vào những dự án trợ giúp kĩ thuật ở các nước đang phát triển. Hiện nay, IBRD có trên 850 quỹ tín thác.

(5) Trợ giúp kĩ thuật: cung cấp nguồn lực và chuyên gia cho các nước đang phát triển để xây dựng những thể chế cần thiết cho quá trình phát triển. Những chương trình này tập trung vào phát triển khu vực tư nhân, bảo vệ môi trường và xoá đói giảm nghèo. Trợ giúp kĩ thuật chiếm khoảng 10% các khoản cho vay. Chỉ cho vay đối với các nước thành viên; nếu là tư nhân vay thì phải được nhà nước bảo lãnh, vv. Mục đích cho vay không chỉ nhằm cân bằng cán cân thanh toán và phát triển kinh tế, mà còn nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế về tiền tệ. Việc xây dựng hệ thống thanh toán nhiều bên, tạo sự ổn định của ngân hàng căn cứ vào số cổ phần của mỗi nước thành viên.