• Thứ sáu , 13/9/2024 | 1:40 GMT +7
timkiem
×
Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) - Bank for International Settlements (BIS).
7/27/2024 | 1:07 AM GTM+7

Ngân hàng Thanh toán quốc tế (Bank for International Settlements BIS) là một tổ chức quốc tế của các ngân hàng trung ương, thậm chí có thể nói nó là ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung ương trên thế giới.

BIS có vai trò thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngân hàng trung ương và các cơ quan khác để ổn định tiền tệ và tài chính. Hội đồng quản trị BIS, nơi quyết định định hướng chiến lược và chính sách của BIS, hoạt động của BIS được thực hiện bởi các tiểu ban, ban thư ký của nó và bởi hội nghị toàn thể các thành viên được tổ chức hàng năm. BIS cũng cung ứng các dịch vụ ngân hàng, nhưng chỉ cho ngân hàng trung ương, hoặc các tổ chức quốc tế tương tự nó. BIS được thành lập năm 1930 theo Hiệp ước Hague và có trụ sở chính tại Basel, Thụy Sĩ.

bis%20bank.jpg

BIS cũng là nơi đặt trụ sở của một số ủy ban thường trực quan trọng: Ủy ban về Hệ thống Tài chính Toàn cầu (CGFS), Ủy ban Giám sát Ngân hàng Basel (BCBS), Ủy ban Thanh toán và Cơ sở hạ tầng Thị trường (CPMI), trước đây gọi là Ủy ban về Hệ thống Thanh toán và Thanh toán (CPSS) và Ủy ban Thị trường (MC). Nơi đây cũng là nơi đặt văn phòng thư ký của Hội đồng ổn định tài chính (FSB).

Với tư cách là tổ chức của các ngân hàng trung ương, hàng năm BIS tổ chức các hội nghị thống đốc ngân hàng trung ương để thảo luận về các vấn đề tiền tệ quốc tế và điều chỉnh vĩ mô. BIS tìm cách làm cho chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương thành viên trở nên dễ dự báo hơn và minh bạch hơn.

Mặc dù chính sách tiền tệ là đối tượng thuộc về chủ quyền quốc gia, song nó là điều kiện chế ước đối với các hoạt động ngân hàng trung ương và tư nhân và cả đối với hoat động đầu cơ ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái đặc biệt là tới vận mệnh của các nền kinh tế xuất khẩu. Nếu không làm cho chính sách tiền tệ phù hợp với thực tế và thực hiện cải cách tiền tệ đúng thời điểm “Các ngân hàng trung ương thành viên và Quỹ Tiền tệ quốc tế thường gọi đây là chính sách đồng thời’’, thì sẽ dẫn tới những tổn thất to lớn.

Phối hợp chính sách chặt chẽ để đảm bảo việc can thiệp của ngân hàng trung ương khi cố gắng đạt được các mục tiêu đã đề ra sẽ không quá tốn kém. Ngoài ra, còn để cho cơ hội khu vực tư nhân lợi dụng sự thay đổi chính sách hay khác biệt về chính sách mà đầu cơ là rất ít và mau qua.

BIS có hai mục tiêu cụ thể: quy định về tỷ lệ vốn tự có và minh bạch về tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Quy định về tỷ lệ vốn tự có của ngân hàng (gọi tắt là quy định BIS): ra đời sau khi một ngân hàng lớn của Mỹ là Continental Illinois phá sản năm 1984 gây ra những trấn động quốc tế thông qua các giao dịch hải ngoại của nó. BIS yêu cầu tỷ lệ vốn tự có của ngân hàng (tỷ lệ giữa vốn và tài sản) phải trên một mức tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu do BIS đề ra nhằm bảo vệ tất cả các ngân hàng trung ương có liên quan. Từ quan điểm quốc tế, đảm bảo tỷ lệ vốn tự có là vấn đề quan trọng nhất giữa các ngân hàng trung ương, bởi vì hoạt động cho vay mang tính đầu cơ dựa trên sự mạo hiểm cho vay quá tiềm lực vốn của ngân hàng có thể gây ra khủng hoảng kinh tế (định luật Gresham).

Chính sách tỷ lệ dự trữ: là công cụ rất mạnh để kiểm soát lạm phát và bong bóng tài sản, nên BIS cố gắng chuẩn hóa chính sách này.

Các ngân hàng trung ương thành viên BIS

Sáu mươi ba ngân hàng trung ương và cơ quan tiền tệ hiện là thành viên của BIS và có quyền bỏ phiếu và đại diện tại các cuộc họp chung;

Ngân hàng trung ương thành viên

Ngân hàng trung ương thành viên

 Oesterreichische Nationalbank,

The Austrian Central Bank

 Central Bank of Luxembourg

 National Bank of Belgium

 Central Bank of Malaysia

 Central Bank of Bosnia and Herzegovina

 Bank of Mexico

 Central Bank of Brazil

 Bank Al-Maghrib (Central Bank of Morocco)

 Bulgarian National Bank

 De Nederlandsche Bank

 Bank of Canada

 Reserve Bank of New Zealand

 Central Bank of Chile

 National Bank of the Republic of North Macedonia

 People's Bank of China

 Central Bank of Norway

 Central Bank of Colombia

 Central Reserve Bank of Peru

 Croatian National Bank

 Bangko Sentral ng Pilipinas (Philippines)

 Czech National Bank

 Narodowy Bank Polski (Poland)

 Danmarks Nationalbank (Denmark)

 Banco de Portugal

 Bank of Estonia

 National Bank of Romania

 European Central Bank

 Central Bank of the Russian Federation

 Bank of Finland

 Saudi Central Bank

 Bank of France

 National Bank of Serbia

 Deutsche Bundesbank (Germany)

 Monetary Authority of Singapore

 Bank of Greece

 National Bank of Slovakia

 Hong Kong Monetary Authority

 Bank of Slovenia

 Magyar Nemzeti Bank (Hungary)

 South African Reserve Bank

 Central Bank of Iceland

 Bank of Spain

 Reserve Bank of India

 Sveriges Riksbank (Sweden)

 Bank Indonesia

 Swiss National Bank

 Central Bank of Ireland

 Bank of Thailand

 Bank of Israel

 Central Bank of the Republic of Türkiye

 Bank of Italy

Central Bank of the United Arab Emirates

 Bank of Japan

 Bank of England

 Bank of Korea

 Board of Governors of the Federal Reserve System

(United States)

 

 State Bank of Vietnam