• Thứ ba , 17/9/2024 | 2:22 GMT +7
timkiem
×
Ủy Ban Châu Âu (EC) - European Commission (EC).
7/30/2024 | 12:47 AM GTM+7

Ủy ban châu Âu (EC) là tổ chức then chốt, là cơ quan hành pháp cao nhất của Liên minh Châu Âu, chịu trách nhiệm thi hành các quyết định, giám sát việc duy trì các hiệp ước, các quy định của Liên minh châu Âu và điều hành công việc hàng ngày của Liên minh.

Ủy ban bao gồm 27 Cao ủy viên từ quốc gia EU. Cùng với nhau, 27 thành viên hoạt động lãnh đạo chính trị của Ủy ban trong nhiệm kỳ 5 năm. Mỗi nước thành viên trong Liên minh có một ủy viên tham gia, các ủy viên này đại diện cho quyền lợi của toàn Liên minh, hơn là quyền lợi của nước mình. Trước khi đảm nhận nhiệm vụ, toàn bộ các Cao ủy viên phải được Nghị Viện Châu Âu (Europarl hay EP) chấp thuận. Một trong số 27 Cao uỷ viên làm Chủ tịch Ủy ban Châu Âu được Hội đồng Châu Âu bổ nhiệm với sự đồng ý của Nghị viện Châu Âu. Ủy ban có trụ sở chính tại Bruxelles, ngôn ngữ chính là tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Đức.

Ủy ban châu Âu có nguồn gốc từ một trong 5 thể chế then chốt được thiết lập trong hệ thống các quốc gia Cộng đồng Châu Âu (nay là Liên minh châu Âu), theo đề nghị của Robert Schuman, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, ngày 9 tháng 5 năm 1950. Ủy ban đầu tiên bắt đầu hoạt động từ năm 1951 gồm 9 thành viên của "Giới chức cấp cao của Cộng đồng Than Thép châu Âu" dưới quyền của Chủ tịch Jean Monnet.

Giới chức cấp cao là cơ quan hành pháp siêu quốc gia của Cộng đồng Than Thép Châu Âu mới, nhận nhiệm vụ từ tháng 8 năm1952 ở Luxembourg. Năm 1958, Các hiệp ước Rome đã lập ra 2 cộng đồng mới là Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) và Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu (European Atomic Energy Community viết tắt là EAEC hoặc Euratom), cơ quan hành pháp của 2 cộng đồng mới này được gọi là ủy ban.

Cả 3 cơ quan tồn tại song song tới ngày 1 tháng 7 năm1967, khi có hiệp ước hợp nhất, thì hợp lại thành một cơ quan dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Jean Rey. Do việc hợp nhất nên Ủy ban Rey tạm tăng lên 14 ủy viên, tuy nhiên tất cả các ủy ban sau này đều giảm xuống còn 9 ủy viên, theo công thức “mỗi nước nhỏ 1 ủy viên và nước lớn 2 ủy viên”. Ủy ban Rey đã lập Liên minh thuế quan của Cộng đồng vào năm 1968 và đấu tranh cho một Nghị viện châu Âu được dân bầu và có nhiều quyền hơn. Ủy ban Malfatti và Ủy ban Mansholt tiếp tục làm việc vì sự hợp tác tiền tệ và việc mở rộng Cộng đồng lần đầu tiên về phía bắc vào năm 1973. Việc mở rộng số ủy viên của Ủy ban tăng lên thành 13 người trong thời gian Ủy ban Ortoli, nhằm xử lý các vấn đề của Cộng đồng mở rộng trong thời kỳ bất ổn về kinh tế và quốc tế lúc đó. Tiếp theo Ủy ban Jenkins, Ủy ban Thorn đã tiến hành việc mở rộng Cộng đồng xuống phía nam, và bắt đầu ban hành Bộ luật chung châu Âu.

Một trong số các ủy ban nổi tiếng nhất là Ủy ban Delors, do Jacques Delors lãnh đạo. Delors và các cộng sự của mình đã được coi là người sáng lập đồng tiền chung châu Âu-Euro. Trong nhiệm kỳ thứ nhất, từ năm 1985 tới năm 1988, ông ta đã tập hợp châu Âu hướng tới thị trường chung, và khi được bổ nhiệm nhiệm kỳ 2, ông ta bắt đầu thúc đẩy người châu Âu hướng tới các mục tiêu nhiều tham vọng hơn của liên minh kinh tế, tiền tệ và chính trị. Người kế vị Delors là Jacques Santer. Sau một thời gian hoạt động, toàn bộ Ủy ban Santer đã bị Nghị viện buộc phải từ chức năm 1999 vì bị cáo buộc gian lận. Đây là lần đầu một ủy ban bị buộc phải từ chức toàn bộ. Tuy nhiên, Ủy ban Santer đã tiến hành công trình về Hiệp ước Amsterdam và đồng Euro. Romano Prodi kế vị Santer. Hiệp ước Amsterdam đã tăng quyền của Ủy ban. Hiệp ước Nice năm 2001, đã dành cho Chủ tịch Uỷ ban nhiều quyền hơn.

Năm 2004, José Manuel Barroso trở thành Chủ tịch Ủy ban. Để tạo điều kiện hành động thuận lợi, Barroso đã buộc phải cải tổ Ủy ban trước khi nhậm chức. Ủy ban Barroso cũng là ủy ban đầy đủ đầu tiên, từ khi mở rộng năm 2004, tới 25 ủy viên, trước đó số ủy viên vào cuối nhiệm kỳ Ủy ban Prodi đã đạt tới 30. Do kết quả của việc tăng nước thành viên, Hiệp ước Amsterdam đưa ra việc giảm ủy viên: mỗi nước thành viên chỉ cử 1 ủy viên (trước kia nước lớn được cử 2 ủy viên).

Điều 17(5) của Hiệp ước Liên minh Châu Âu quy định rằng Ủy ban phải bao gồm một số lượng thành viên tương ứng với hai phần ba số lượng Quốc gia thành viên kể từ ngày 1 tháng 11 năm 2014. Tuy nhiên, điều này cũng cho phép Hội đồng Châu Âu quyết định nhất trí thay đổi số lượng đó. Năm 2013, Hội đồng Châu Âu đã thông qua Quyết định 2013/272/EU, đảm bảo rằng số lượng thành viên của Ủy ban sẽ tương ứng với số lượng Quốc gia thành viên, do đó mỗi quốc gia đều có quyền đề cử một thành viên của Ủy ban.

Các nhóm Ủy Viên - Commissioners groups;

+ Thỏa thuận xanh Châu Âu - European green deal.

+ Một Châu Âu cho thời đại kỹ thuật số - a European fit for the Digital Age.

+ Một nền kinh tế làm việc cho mọi người - an Economy that works for People.

+ Thúc đẩy Lối sống của Châu Âu - Promoting our European Way of Life.

+ Một châu Âu mạnh mẽ hơn trên thế giới - A Stronger Europe in the World.

+ Một cú hích mới cho nền dân chủ châu Âu - A new push for european democracy.

Ủy ban hoạt động như một chính quyền độc lập siêu quốc gia, tách riêng khỏi các chính phủ; được mô tả như "cơ quan duy nhất dành cho việc suy nghĩ tới châu Âu". Các ủy viên được các chính phủ của các nước thành viên bổ nhiệm, tuy nhiên các ủy viên này buộc phải hành động một cách độc lập - trung lập, không phụ thuộc vào ảnh hưởng của chính phủ đã bổ nhiệm mình. Điều này trái ngược với Hội đồng châu Âu đại diện cho chính phủ nước mình, Nghị viện châu Âu đại diện cho các công dân châu Âu và Uỷ ban Kinh tế - xã hội đại diện cho xã hội dân sự “có tổ chức” ở châu Âu.

Uỷ ban Châu Âu có các quyền sau đây:

- Quyền hành pháp của Liên minh do Hội đồng nắm giữ: Hội đồng trao cho Ủy ban một số quyền để hoạt động. Tuy nhiên, Hội đồng có thể rút lại các quyền này, tự mình trực tiếp hành động, hoặc áp đặt các điều kiện cho việc sử dụng chúng. Các quyền này được quy định ở các điều 211–219 của Hiệp ước Liên minh châu Âu và bị hạn chế nhiều hơn quyền hành pháp quốc gia.

- Ủy ban khác với các thể chế khác trong các trụ cột của Liên minh châu Âu ở chỗ riêng nó có quyền đề ra các sáng kiến lập pháp, nghĩa là chỉ Ủy ban mới có thể đưa ra các đề nghị chính thức về lập pháp. Ủy ban chia sẻ quyền này với Hội đồng về chính sách đối ngoại và an ninh chung, nhưng không có quyền về việc hợp tác tư pháp và cảnh sát trong các vấn đề tội phạm. Tuy nhiên trong Liên minh châu Âu, thì Hội đồng và Nghị viện có thẩm quyền đề nghị lập pháp; trong phần lớn các trường hợp, Ủy ban đề xưóng phần căn bản của các đề nghị này, điều đó bảo đảm việc dự thảo luật của Liên minh châu Âu được phối hợp chặt chẽ và mạch lạc.

- Các quyền đề nghị luật của Ủy ban thường tập trung vào việc chỉnh đốn kinh tế, đề xuất nhiều điều chỉnh dựa trên "nguyên tắc phòng ngừa". Điều này có nghĩa là việc điều chỉnh chặn trước sẽ xẩy ra nếu có một nguy cơ tác động đến môi trường hoặc sức khỏe con người. Ví dụ việc xử lý vấn đề biến đổi khí hậu, hạn chế sử dụng sinh vật biến đổi gen (GMO). Trong nhiều trường hợp, Ủy ban đã đưa ra các điều chỉnh nghiêm ngặt hơn các nước khác. Do quy mô rộng lớn của thị trường châu Âu nên trên thực tế Ủy ban trở thành chủ thể điều chỉnh thị trường toàn cầu.

- Gần đây Ủy ban đã xúc tiến soạn thảo luật tội phạm châu Âu. Năm 2007, một đề nghị luật chống tội phạm khác được xúc tiến là Chỉ thị về tăng cường các biện pháp chống tội phạm nhằm bảo đảm việc tôn trọng các quyền sở hữu trí tuệ. Khi luật pháp đã được Hội đồng và Nghị viện thông qua, thì Ủy ban có trách nhiệm bảo đảm việc thi hành, thông qua các nước thành viên hoặc qua các cơ quan của Liên minh. Ngoài ra, Ủy ban còn chịu trách nhiệm thi hành Ngân sách Liên minh Châu Âu, cùng với Tòa Kiểm toán, bảo đảm quỹ của Liên minh được chi tiêu chính xác.

- Ủy ban có trách nhiệm bảo đảm các hiệp ước và luật được duy trì, bằng cách đưa các nước thành viên hoặc các cơ quan vi phạm ra trước Tòa án Liên minh châu Âu để xét xử.

- Ủy ban cũng có một số vai trò đại diện đối ngoại cho Liên minh, như đại diện trong các tổ chức như WTO. Chủ tịch Ủy ban cũng thường dự các cuộc họp của G8.

ỦY BAN CHÂU ÂU NHIỆM KỲ 2019-2024

Vào ngày 27 tháng 11 năm 2019, Nghị viện Châu Âu đã xác nhận lớp Ủy viên Châu Âu mới với 461 phiếu thuận, 157 phiếu chống và 89 phiếu trắng. Chủ tịch mới của Ủy ban Châu Âu, Ursula von der Leyen, và nhóm Ủy viên Châu Âu của bà đã nhậm chức vào ngày 1 tháng 12 năm 2019 và sẽ thúc đẩy chương trình nghị sự của EU trong 5 năm. Chủ tịch Vonder Leyen.

UYBAN%20Vonder%20Leyen%202.jpg

THANH%20VIEN%20EC.jpgVP%20EC.jpg