• Thứ sáu , 13/9/2024 | 1:24 GMT +7
timkiem
×
Tổ chức các quốc gia hợp tác Thượng Hải SCO.
8/18/2024 | 3:20 PM GTM+7

Tổ chức Hợp tác Thượng Hải SCO (Shanghai Cooperation Organization -SCО) là một tổ chức an ninh chung liên chính phủ được thành lập ngày 14 tháng 6 năm 2001 bởi lãnh đạo 6 quốc gia: China, Russia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan and Uzbekistan.

Ngoại trừ Uzbekistan, các quốc gia khác đã là thành viên của tổ chức này với tên gọi Shanghai Five từ năm 1996; sau khi kết nạp Uzbekistan năm 2001, các nước thành viên đã thống nhất đổi tên tổ chức như hiện nay. Tên làm việc chính thức Tổ chức Hợp tác Thượng Hải bằng tiếng Trung và tiếng Nga.

thuong_hai_sco.jpg

Quá trình hình thành và phát triển;

SCO được hình thành theo sáng kiến của Trung Quốc với nhiệm vụ ban đầu là giải quyết những vấn đề biên giới giữa Trung Quốc với các nước láng giềng thuộc Liên Xô (cũ) gồm Russia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan and Uzbekistan. Chính thức được thành lập sau khi kết nạp thêm Uzbekistan, SCO có thêm nhiệm vụ mới là chống ma túy, chủ nghĩa khủng bố và ly khai trong khu vực. Vào năm 2003, SCO còn mở rộng hoạt động nhằm hỗ trợ và tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên.

Thông qua việc cấp "Quy chế quan sát viên" cho các nước gồm India, Pakistan, Iran and Mongolia, SCO đã mở rộng được ảnh hưởng của mình không chỉ ở Trung Á mà còn cả ở các nước Nam Á. Hiện nay, India và Pakistan đã gia nhập vào ngày 9 tháng 6 năm 2017. Iran gia nhập năm 15 tháng 9 năm 2022. Mỹ cũng mong muốn làm quan sát viên nhưng không được chấp nhận. Hội nghị cấp cao của SCO, tháng 8-2008, đã thông qua một loạt văn kiện hợp tác và đã ra bản thông cáo về lộ trình hợp tác trong tương lai trên các lĩnh vực kinh tế, an ninh, văn hóa, nhân đạo, đồng thời ký các thỏa thuận về diễn tập quân sự chống khủng bố, chống buôn lậu vũ khí, cũng như hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng, năng lượng, giao thông vận tải, tài chính, công nghệ thông tin và nông nghiệp….

Trên thực tế, SCO có tiềm lực rất lớn, phạm vi ảnh hưởng rộng, hiện nay, SCO bao gồm các quốc gia thành viên với 25% dân số thế giới, tổng diện tích khoảng 60% lãnh thổ của 2 châu lục Á, Âu. Cùng với những ảnh hưởng ngày càng tăng của mình, SCO đã góp một phần quan trọng vào việc đảm bảo an ninh quốc tế như chống buôn bán ma túy, chống khủng bố …

Ngày 4 tháng 7 năm 2024, Belarus chính thức gia nhập Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) và trở thành quốc gia thành viên thứ 10.

Hội nghị thượng đỉnh SCO diễn ra tại Astana, Kazakhstan trong hai ngày 3 và 4 tháng 7 năm 2024 với khẩu hiệu "Tăng cường đối thoại đa phương - theo đuổi hòa bình và phát triển bền vững".

Hội nghị cũng đánh dấu quá trình kết nạp Belarus với tư cách thành viên đầy đủ. Belarus là đối tác đối thoại của SCO vào năm 2010 và là quốc gia quan sát viên vào năm 2015.

Azerbaijan, Armenia, Bahrain, Ai Cập, Campuchia, Qatar, Kuwait, Maldives, Myanmar, Nepal, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ và Sri Lanka là các đối tác đối thoại.

Sau hội nghị thượng đỉnh ở Kazakhstan, chức chủ tịch luân phiên sẽ được chuyển giao cho Trung Quốc trong nhiệm kỳ 2024-2025.

Tương lai mở rộng thêm nhiều thành viên cùng số lượng các nước tham gia hoạt động của SCO ngày càng tăng lên mỗi năm, trong đó bao gồm cả những nước đồng minh của Mỹ, càng chứng tỏ vị thế và tầm ảnh hưởng của tổ chức này.

Việc SCO có thêm nhiều thành viên đồng nghĩa sẽ có nhiều tiếng nói mạnh mẽ hơn trong quản trị toàn cầu, qua đó đưa SCO trở thành một trong số các tổ chức khu vực lớn nhất thế giới chiếm khoảng 1/3 tổng GDP toàn cầu, khoảng 40% dân số thế giới và gần 2/3 diện tích lục địa Á-Âu.

Mối quan hệ lợi ích giữa Nga và Trung Quốc đang ngày càng được củng cố, nhất là từ sau cuộc chiến Ukraine, đã phần nào bảo đảm cho sự ổn định, gắn kết của SCO.

SCO tập hợp các quốc gia có các nền văn hóa và văn minh khác nhau, với những chính sách đối ngoại và mô hình phát triển quốc gia riêng biệt. Nhưng khối này đã gắn kết được các nước không có nhiều điểm chung với mục tiêu thúc đẩy hợp tác nhiều mặt thông qua bảo đảm an ninh khu vực và tiến tới thúc đẩy hợp tác trong các vấn đề mang tính toàn cầu.

Các thành viên sẽ cùng nỗ lực sớm tiến tới xây dựng các hành lang vận tải mới để giải quyết vấn đề đứt gãy chuỗi cung ứng do cuộc xung đột Ukraine, đi từ Đông sang Tây. Ngoài ra, nhằm thúc đẩy hợp tác nội khối, các nước cũng thúc đẩy các chương trình nghị sự thiết thực như ưu đãi thuế quan và phương án sử dụng đồng tiền quốc gia trong trao đổi thương mại nội khối, trên cơ sở những kinh nghiệm và hệ thống của Nga và Trung Quốc.

Ngoại trưởng Iran Hossein Amirabdollahian nhấn mạnh rằng: “Bằng cách ký vào văn kiện để trở thành thành viên đầy đủ của SCO, Iran đã bước vào một giai đoạn mới về kinh tế, thương mại, hợp tác vận chuyển và năng lượng”.

Có thể vai trò tích cực hơn của Iran-quốc gia xuất khẩu dầu và khí đốt hàng đầu thế giới, trong các hoạt động của SCO, tổ chức này sẽ như được tiếp thêm năng lượng để chứng tỏ tầm ảnh hưởng đáng kể trên thị trường dầu khí toàn cầu. Nên biết rằng, các quốc gia trong SCO chiếm 1/4 trữ lượng và sản lượng dầu, 30% công suất lọc dầu của thế giới, khoảng 44% trữ lượng và 30% sản lượng khí đốt toàn cầu.

Các Quốc gia SCO / The SCO countries includes:

10 Thành Viên

2 Quan Sát Viên

14 Đối Tác Đối thoại

 India

  Afghanistan

  Azerbaijan

 Iran

  Mongolia.

 Armenia

 Kazakhstan

 

 Bahrain

 China

 

 Egypt

 Kyrgyz Republic

 

 Cambodia

 Pakistan

 

 Qatar

  Russian

 

 Kuwait

  Tajikistan

 

 Maldives

 Belarus

 

 Myanmar

  Uzbekistan

 

 Nepal

 

 

 United Arab Emirates

 

 

 Saudi Arabia

 

 

 Turkey

 

 

 Sri Lanka

 

Mục tiêu của SCO là;

• Tăng cường lòng tin lẫn nhau, tình hữu nghị và tình láng giềng tốt đẹp giữa các quốc gia thành viên;

• Khuyến khích sự hợp tác hiệu quả giữa các quốc gia thành viên trong các lĩnh vực như chính trị, thương mại, kinh tế, khoa học và công nghệ, văn hóa, giáo dục, năng lượng, giao thông, du lịch, bảo vệ môi trường, v.v.;

• Cùng nhau đảm bảo và duy trì hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực; và

• Thúc đẩy một trật tự chính trị và kinh tế quốc tế dân chủ, công bằng và hợp lý mới.

Cơ quan ra quyết định tối cao của SCO;

 Là Hội đồng nguyên thủ quốc gia CHS (Council of Heads of States). Hội đồng họp một lần một năm và quyết định tất cả các vấn đề quan trọng của Tổ chức. Hội đồng Nguyên thủ quốc gia (Thủ tướng) (Council of Heads of Government) (Prime Ministers) (CHG) họp một lần mỗi năm để thảo luận về chiến lược hợp tác đa phương và các lĩnh vực ưu tiên trong Tổ chức, xác định các vấn đề cơ bản và mang tính thời sự trong lĩnh vực kinh tế và các lĩnh vực khác, và phê duyệt ngân sách của SCO.

Về mặt nội bộ, SCO tuân thủ "tinh thần Thượng Hải", cụ thể là lòng tin lẫn nhau, cùng có lợi, bình đẳng, tham vấn, tôn trọng sự đa dạng của các nền văn minh và theo đuổi sự phát triển chung; và về mặt đối ngoại, SCO duy trì chính sách không liên kết, không nhắm mục tiêu vào các quốc gia hoặc khu vực khác và nguyên tắc cởi mở.

Về đối ngoại, các cuộc họp của CHS và CHG, còn có các cơ chế họp về các vấn đề đối ngoại, quốc phòng, an ninh, kinh tế và thương mại, văn hóa, y tế, giáo dục, giao thông, phòng ngừa và cứu trợ khẩn cấp, khoa học và công nghệ, nông nghiệp, tư pháp, du lịch, công nghiệp, năng lượng, xóa đói giảm nghèo, thể thao, v.v. Hội đồng Điều phối viên Quốc gia là cơ chế điều phối của SCO.

Tổ chức có 2 cơ quan thường trực - Ban Thư ký tại Bắc Kinh và Ủy ban điều hành của Cơ cấu chống khủng bố khu vực (RATS) tại Tashkent. Tổng thư ký SCO và Giám đốc Ủy ban điều hành RATS được CHS bổ nhiệm cho nhiệm kỳ ba năm.

Năm 2005, Nhóm liên lạc SCO-Afghanistan đã được thành lập. SCO đã thiết lập quan hệ đối tác với Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO), Tổ chức hợp tác kinh tế (ECO), Ủy ban kinh tế và xã hội của Liên hợp quốc khu vực Châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP), Văn phòng Liên hợp quốc về ma túy và tội phạm (UNODC), Hội nghị về các biện pháp tương tác và xây dựng lòng tin ở Châu Á (CICA), Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (IRC), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), Văn phòng Liên hợp quốc về điều phối các vấn đề nhân đạo (UNOCHA), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), Ủy ban Kinh tế Á-Âu (EEC) và Liên đoàn các quốc gia Ả Rập (LAS).