Liên minh châu phi (AU) - African Union (AU).
Liên minh Châu Phi có tổ chức tiền thân là Tổ chức thống nhất châu Phi (the Organization of African Unity - OAU). Đây là một tổ chức khu vực toàn Châu Phi được thành lập ngày 25 tháng 5 năm 1963. Hiến chương của OAU đã được ký kết nhân dịp đó bởi những người đứng đầu nhà nước và chính phủ của 32 quốc gia Châu Phi tham dự hội nghị cấp cao các nước Châu Phi tại Addis Ababa, Ethiopia.
Hiến chương nêu rõ mục đích của tổ chức này là thúc đẩy hợp tác chính trị và kinh tế đa phương của các thành viên, củng cố đoàn kết các nước châu Phi trên các diễn đàn quốc tế, thống nhất đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân dưới mọi hình thức, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia châu Phi..., thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, tạo điều kiện nâng cao đời sống của các dân tộc châu Phi. Tổ chức Thống nhất châu Phi được thành lập và hoạt động phù hợp với chính sách không liên kết và tinh thần của Hiến chương và Tuyên ngôn về quyền con người của Liên hợp quốc.
Bộ máy tổ chức của Tổ chức thống nhất Châu Phi gồm:
- Hội nghị nguyên thủ quốc gia và chính phủ các nước thành viên là cơ quan cao nhất, mỗi năm họp một lần;
- Hội đồng các bộ trưởng ngoại giao là cơ quan chấp hành;
- Ban Tổng thư ký là cơ quan hành chính thường trực.
Ngoài ra, Tổ chức Thống nhất châu Phi còn có một số cơ quan chuyên ngành như:
- Ủy ban trung gian hòa giải và trọng tài,
- Ủy ban kinh tế - xã hội,
- Ủy ban giúp đỡ các tổ chức giải phóng dân tộc.
- Trụ sở của Tổ chức thống nhất châu Phi đặt tại Addis Ababa, Ethiopia
Ngày 9 tháng 9 năm 1999, Tổ chức Thống nhất Châu Phi OAU đã ký Tuyên bố Sirte thành lập Liên minh. Tuyên bố kêu gọi thành lập một tổ chức nhằm thúc đẩy hội nhập trên lục địa và giúp Châu Phi đóng vai trò lớn hơn trong nền kinh tế toàn cầu đồng thời giải quyết các thách thức xã hội, kinh tế và chính trị bằng các giải pháp của châu Phi. Do đó, ngày 9 tháng 9 được tổ chức là Ngày Liên minh Châu Phi.
Hội nghị thượng đỉnh Lomé (năm 2000) đã thông qua Đạo luật Hiến pháp của Liên minh châu Phi. Hội nghị thượng đỉnh Lusaka (năm 2001) vạch ra lộ trình thực hiện AU.
Quyết định tái khởi động tổ chức Pan-African của Châu Phi là kết quả của sự đồng thuận của các nhà lãnh đạo Châu Phi rằng để nhận ra tiềm năng của Châu Phi, cần phải tập trung lại sự chú ý từ cuộc đấu tranh phi thực dân hóa và phân biệt chủng tộc, vốn là trọng tâm của OAU, hướng tới tăng cường hợp tác và hội nhập của các quốc gia châu Phi để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của châu Phi.
Ngày 9/7/2002, tại Hội nghị cấp cao ở Nam Phi,Tổ chức Thống nhất châu Phi đã chấm dứt sự tồn tại và đánh dấu sự ra đời của Liên minh châu Phi (African Union: AU). Ý tưởng thành lập Liên minh châu Phi do Tổng thống Libi Kađafi (M. A. Qaddafi) đề xướng, nhằm giúp các nước trong khu vực phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, chống bệnh tật, giải quyết xung đột. Liên minh châu Phi đã thông qua kế hoạch Đối tác mới vì sự phát triển của Châu Phi.
So với OAU, Liên minh châu Phi có những đổi mới về cơ cấu và phương thức hoạt động.
AU tự tích hợp với Cộng đồng Kinh tế Châu Phi và xây dựng các cơ cấu khác, bao gồm:
- Hội đồng (xác định các chính sách chung);
- Hội đồng điều hành (điều phối và quyết định các chính sách chung);
- Nghị viện Liên Phi (thực thi các chính sách);
- Tòa án Tư pháp (đảm bảo đúng pháp luật);
- Ủy ban (ban thư ký);
- Ủy ban Đại diện Thường trực (giúp việc cho Hội đồng Điều hành);
- các Ủy ban kỹ thuật chuyên ngành (hỗ trợ Hội đồng điều hành trong những vấn đề nội dung);
- Hội đồng Kinh tế, Xã hội và Văn hóa;
- Hội đồng Hòa bình và An ninh (đưa ra quyết định về ngăn ngừa, quản lý và giải quyết xung đột);
- Và các tổ chức tài chính (bao gồm Ngân hàng Trung ương Châu Phi, Quỹ Tiền tệ Châu Phi và Ngân hàng Đầu tư Châu Phi).
Hàng năm, vào ngày 25-5, các nước thành viên thường tổ chức lễ kỷ niệm - Ngày Châu Phi, để ghi nhớ sự ra đời của Liên minh châu Phi trên cơ sở Tổ chức Thống nhất châu Phi. Ngày châu Phi là biểu tượng cho cuộc chiến đấu của toàn thể châu lục giành tự do và phát triển. Ngày này cũng được kỷ niệm trên toàn thế giới là dịp phát huy những giá trị văn hóa truyền thống giàu có cũng như khẳng định hi vọng và quyết tâm của nhân dân châu Phi trước vô vàn thách thức để phát triển.
AU bao gồm 55 quốc gia thành viên đại diện cho tất cả các quốc gia trên lục địa châu Phi. Các quốc gia thành viên AU được chia thành năm khu vực địa lý. được OAU xác định năm 1976 (CM/Res.464QCXVI).
Trung Phi/Central Africa
Nước thành viên /Member State
|
Viết tắt /Abbreviation
|
Ngày tham gia
OAU hoặc AU /Date of joining the OAU or AU
|
Republic of Burundi
|
Burundi
|
25 May 1963
|
Republic of Cameroon
|
Cameroon
|
25 May 1963
|
Central African Republic
|
Central African Republic
|
25 May 1963
|
Republic of Chad
|
Chad
|
25 May 1963
|
Republic of the Congo
|
Congo Republic
|
25 May 1963
|
Democratic Republic of Congo
|
DR Congo
|
25 May 1963
|
Republic of Equatorial Guinea
|
Equatorial Guinea
|
12 October 1968
|
Gabonese Republic
|
Gabon
|
25 May 1963
|
Democratic Republic of São Tomé and Príncipe
|
São Tomé and Príncipe
|
18 July 1975
|
Đông Phi/Eastern Africa
Nước thành viên /Member State
|
Viết tắt /Abbreviation
|
Ngày tham gia
OAU hoặc AU /Date of joining the OAU or AU
|
Union of the Comoros
|
Comoros
|
18 July 1975
|
Republic of Djibouti
|
Djibouti
|
27 June 1977
|
State of Eritrea
|
Eritrea
|
24 May 1993
|
Federal Democratic Republic of Ethiopia
|
Ethiopia
|
25 May 1963
|
Republic of Kenya
|
Kenya
|
25 May 1963
|
Republic of Madagascar
|
Madagascar
|
25 May 1963
|
Republic of Mauritius
|
Mauritius
|
August 1968
|
Republic of Rwanda
|
Rwanda
|
25 May 1963
|
Republic of Seychelles
|
Seychelles
|
29 June 1976
|
Federal Republic of Somalia
|
Somalia
|
25 May 1963
|
Republic of South Sudan
|
South Sudan
|
27 July 2011
|
Republic of the Sudan
|
Sudan
|
25 May 1963
|
United Republic of Tanzania
|
Tanzania
|
25 May 1963
|
Republic of Uganda
|
Uganda
|
25 May 1963
|
Bắc Phi/Northern Africa
Nước thành viên /Member State
|
Viết tắt /Abbreviation
|
Ngày tham gia
OAU hoặc AU /Date of joining the OAU or AU
|
People’s Democratic Republic of Algeria
|
Algeria
|
25 May 1963
|
Arab Republic of Egypt
|
Egypt
|
25 May 1963
|
Libya
|
Libya
|
25 May 1963
|
Islamic Republic of Mauritania
|
Mauritania
|
25 May 1963
|
Kingdom of Morocco
|
Morocco
|
1963/31 January 2017
|
Sahrawi Arab Democratic Republic
|
Sahrawi Republic
|
22 February 1982
|
Republic of Tunisia
|
Tunisia
|
25 May 1963
|
Nam Phi/Southern Africa
Nước thành viên /Member State
|
Viết tắt /Abbreviation
|
Ngày tham gia
OAU hoặc AU /Date of joining the OAU or AU
|
Republic of Angola
|
Angola
|
11 February 1975
|
Republic of Botswana
|
Botswana
|
31 October 1966
|
Kingdom of Eswatini
|
Eswatini
|
24 September 1968
|
Kingdom of Lesotho
|
Lesotho
|
31 October 1966
|
Republic of Malawi
|
Malawi
|
13 July 1964
|
Republic of Mozambique
|
Mozambique
|
18 July 1975
|
Republic of Namibia
|
Namibia
|
June 1990
|
Republic of South Africa
|
South Africa
|
6 June 1994
|
Republic of Zambia
|
Zambia
|
16 December 1964
|
Republic of Zimbabwe
|
Zimbabwe
|
18 June 1980
|
Tây châu Phi/Western Africa
Nước thành viên /Member State
|
Viết tắt /Abbreviation
|
Ngày tham gia
OAU hoặc AU /Date of joining the OAU or AU
|
Republic of Benin
|
Benin
|
25 May 1963
|
Burkina Faso
|
Burkina Faso
|
25 May 1963
|
Republic of Cabo Verde
|
Cabo Verde
|
18 July 1975
|
Republic of Côte d’Ivoire
|
Côte d’Ivoire
|
25 May 1963
|
Republic of the Gambia
|
Gambia
|
9 March 1965
|
Republic of Ghana
|
Ghana
|
25 May 1963
|
Republic of Guinea
|
Guinea
|
25 May 1963
|
Republic of Guinea-Bissau
|
Guinea-Bissau
|
19 November 1973
|
Republic of Liberia
|
Liberia
|
25 May 1963
|
Republic of Mali
|
Mali
|
25 May 1963
|
Republic of Niger
|
Niger
|
25 May 1963
|
Federal Republic of Nigeria
|
Nigeria
|
25 May 1963
|
Republic of Senegal
|
Senegal
|
25 May 1963
|
Republic of Sierra Leone
|
Sierra Leone
|
25 May 1963
|
Togolese Republic
|
Togo
|
25 May 1963
|