• Thứ sáu , 26/4/2024 | 12:59 GMT +7
timkiem
×
Thị trường giao dịch hợp đồng tương lai.
7/4/2017 | 5:50 PM GTM+7

1. Futures Exchange là gì..?

Futures Exchanges: là Sàn giao dịch tập trung cho các giao dịch tương lai về hàng hoá đặc biệt, công cụ tài chính, chỉ số hàng hóa, chỉ số chứng khoán, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu quỹ đầu tư được bảo lãnh, lẫn hàng hoá thông thường nông sản (Bột mỳ, đậu tương, cà phê, tiêu, điều, lúa gạo, đường, ca cao..) sẽ được mua bán.

Các thị trường giao dịch hợp đồng tương lai trên thế giới bao gồm:

Futures Exchange (Sở giao dịch)

CBOT

Chicago Board of Trade

CFE

CBOE Futures Exchange

CME

Chicago Mercantile Exchange

COME

Commodity Exchange

CSE

NASDAQ OMX Copenhagen

EEX

European Energy Exchange - Agriculture

EUR-AMS

Euronext Equity & Index Derivatives

EUR-PAR1

Euronext Commodities Derivatives

EUREX

Eurex

HKEX

Hong Kong Exchange

ICE

ICE Futures Europe

ICE-LIF

ICE Futures Europe - Financial

ICE-NYBOT

ICE Futures U.S

ICE-SOFT

ICE Futures Europe - Soft Commodities

IDEM

Borsa Italian SPA/Italian Exchange

JSE

Johannesburg Stock Exchange

MEFF

Spanish Official Exchange

MON

Bourse de Montreal Inc

NASDAQ-COM

Nasdaq Commodities

NYMEX

New York Mercantile Exchange

OSA

Osaka Exchange Inc

SFE

Sydney Futures Exchange Corp.Ltd

SGX-DT

Sigapore Exchange Derivatives Trading Ltd

SSE

NASDAQ OMX Stock

WSE

Warsaw Stock Exchange

 

2. Hợp đồng hàng hóa tương lai (Futures contract).

Hợp đồng tương lai là hợp đồng giao dịch có tính pháp lý với cam kết của hai bên tham gia, bên mua (Long party) và bên bán (Short party) để mua một số lượng sản phẩm, hàng hóa nhất định mà việc giao hàng (Delivery) sẽ xảy ra ở một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá thỏa thuận ở hiện tại.

Mã hợp đồng Future được gọi theo tháng với ký hiệu: January (F), February (G), March (H), April (J), May (K), June (M), July (N), August (Q), September (U), October (V), November (X), December (Z).

Code

Month

Note

Year

Mã HD

Gold Comex

GC

August

Q

2017

GCQ17

October

V

2018

GCV18

 

 

 

 

WTI Nymex

CL

August

Q

2017

CLQ17

September

U

2017

CLU17

Coffee C ICEUSA

KC

July

N

2018

KCN18

September

U

2018

KCU18

 

 

 

 


Cách đọc:

GCQ17 (Hợp đồng Gold tương lai tháng 8/2017 giao sàn comex)

KCN18 (Hợp đồng cà phê Arabica tương lai tháng 7/2018 giao sàn ICEUSA)


Điểm đặc biệt HĐ
Hợp đồng tương lai được coi là một hợp đồng tài chính có giá trị pháp lý và các bên tham gia phải có nghĩa vụ thực hiện đúng trong hợp đồng nên việc trả một khoản phí được thỏa thuận là trả sau hàng hóa tại thời điểm quy định.

Việc hoàn tất hợp đồng (offsetting) có thể diễn ra theo cách vật chất "trao hàng – lấy tiền" hoặc "quy đổi chênh lệch" có kèm quy định cụ thể của sản phẩm hay chính sách tại các đại lý nơi bạn mở hợp đồng.

Các hàng hóa được giao dịch như: Silver, Copper, Platinum, Coffee..

 commodity-future.png

- Hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hóa quốc tế về một số điều khoản của hợp đồng.

- Được mua bán tập trung ở Sở giao dịch cụ thể.

- Hạn chế rủi ro của hợp đồng qua Phòng thanh toán bù trừ (đứng ra đảm bảo nghĩa vụ hợp đồng cho các bên).

 3. Phòng thanh toán bù trừ.

Hợp đồng tương lai được giao dịch ở các thị trường tập trung được tổ chức dưới hình thức Sở giao dịch, Phòng thanh toán bù trừ là bộ phận chính trong Sở giao dich và giữ vai trò quan trọng sau:

+ Đảm bảo việc tôn trọng những cam kết, có nghĩa là đảm bảo cho việc thực thi hợp đồng.

+ Xác lập thanh toán, trạng thái cho mỗi hợp đồng.

+ Bảo đảm cho những hoạt động giao dịch của thị trường được thanh toán nhanh, đúng đủ và cập nhật hàng ngày tài khoản của những thành viên (giờ đây với hệ thống phần mền thì những tính toán này sẽ được hiển thị ngay trong tài khoản của bạn theo thời gian thực).

+ Phòng thanh toán bù trừ xem và lập mỗi hoạt động giao dịch gồm 2 bên tham gia và đảm nhiệm vai trò của bên còn lại trong hợp đồng (hoạt động như người bán đối với người mua và như người mua đối với người bán).

Bằng cách hoạt động như vậy, nó cho phép các bên tham gia sau này có thể tự đảo ngược vị thế hiện tại mà không cần phải liên lạc với bên còn lại (tấc nhiên giá trị hợp đồng cũng sẽ được quy thành tiền mặt ngay).

+ Xác định mức ký quỹ tối thiểu của các bên để đảm bảo cho hoạt động của phòng thanh toán bù trừ.

- Các bên tham gia có thể kết thúc nghĩa vụ hợp đồng dễ dàng bằng cách đóng vị thế hợp đồng giao dịch, rất ít số lượng hợp đồng tương lai được duy trì và thanh toán tại ngày đến hạn.

Hợp đồng Future được thẩm định giá hàng ngày để phòng ngừa rủi ro, Khi tham gia hợp đồng Future thì cả hai bên bán (Short party) và bên mua (Long party) đều phải mở một tài khoản đảm bảo (Margin account).

Margin account được chia ra thành các hạn mức cụ thể khi vào thị trường.

Số dư ban đầu (Margin initial): khi mở tài khoản giao dịch trên sàn thì bắt buộc phải có số dư, số ký quỹ này khoảng 4% giá trị hợp đồng. Có quy định cụ thể từ Sàn giao dịch.

Số dư tối thiểu (Margin maintenance): số dư này là mức tối thiểu chưa sử dụng tới trong quá trình giao dịch. Trong trường hợp yêu cầu ký quỹ bổ sung thì số tiền có thể bằng 75% số ký quỹ ban đầu.

Và ngay khi tài khoản ký quỹ của bạn lớn hơn số ký quỹ ban đầu, thì bạn có thể rút bớt tiền về.

 Số dư báo động (Margin call): nếu trong quá trình giao dịch thị trường biến động, số dư trong tài khoản của người giao dịch mà bị xuống thấp dưới số dư báo động, không đủ an toàn cho giao dịch hoặc duy trì hợp đồng này thì họ phải bổ sung thêm tiền vào số dư ban đầu.

Quy định biên độ giao động giá trong ngày.

Sàn giao dịch quy định mức dịch chuyển giá tối thiểu và tối đa đối với đa số các hợp đồng. Nếu giá giảm xuống một số lượng bằng giới hạn giá hàng ngày, hợp đồng được gọi là đạt giới hạn dưới (limit down). Nếu giá tăng lên một số lượng bằng giới hạn, hợp đồng được gọi là đạt giới hạn trên (limit up).

Thông thường, việc giao dịch trong ngày sẽ tạm ngưng lại khi hợp đồng đạt mức giới hạn dưới hoặc giới hạn trên. Tuy nhiên, trong số trường hợp, sàn giao dịch có quyền can thiệp và thay đổi giới hạn.

Mục đích của giới hạn giá là ngăn chặn sự biến động giá quá nhiều do việc đầu cơ. Tuy nhiên, giới hạn giá cũng có thể trở thành rào cản đối với hoạt động giao dịch khi giá của tài sản cơ sở tăng hoặc giảm quá nhanh. Nhưng dù sao đi nữa, giới hạn giá cũng tốt cho thị trường Futures vì được kiểm soát.

Giờ giao dịch.

Giờ giao dịch thường là 4 – 8 giờ/ngày. Các Sở giao dịch được nối với nhau để tạo thị trường toàn cầu.

Tháng giao hàng.

Tháng giao hàng sẽ được chỉ rõ trong hợp đồng Future. Thông thường hợp đồng Future được gọi tên theo tháng giao hàng. Sàn giao dịch phải xác định khoảng thời gian trong tháng để việc giao hàng có thể được thực hiện. Đối với nhiều hợp đồng Futures, thời gian giao hàng là toàn bộ tháng.

Tháng giao hàng có thể thay đổi tùy theo từng hợp đồng và được Sàn giao dịch chọn lựa để đáp ứng yêu cầu của những thành viên tham gia thị trường.

Ví dụ: hợp đồng Future về tiền tệ ở thị trường IMM (International Monetary Market) có tháng giao hàng là 3, 6, 9 và 12. Ở một thời điểm bất kỳ, hợp đồng với tháng giao hàng gần nhất và một số tháng giao hàng kế tiếp sẽ được giao dịch.

Sàn giao dịch xác định khi nào hợp đồng với tháng giao hàng cụ thể sẽ bắt đầu và cũng xác định ngày cuối cùng để thực hiện giao dịch đối với một hợp đồng cụ thể. Việc giao dịch thường sẽ kết thúc cách một vài ngày trước ngày giao hàng cuối cùng.

Ngày giao hàng.

Thường là vào ngày thứ Tư của tuần thứ 3 của tháng 3, 6, 9 và 12 (tại Sở giao dịch CME). Hợp đồng Futures sẽ có 3 ngày thông báo

Ngày thông báo đầu tiên (The first notice day): là ngày đầu tiên mà thông báo giao hàng được nộp đến cho Phòng Thanh toán bù trừ.

 Ngày thông báo cuối cùng (The last notice day): là ngày cuối cùng để nộp thông báo giao hàng. Thông báo giao hàng được nộp cho Phòng thanh toán bù trừ trong khoảng thời gian từ ngày thông báo đầu tiên đến ngày thông báo cuối cùng.

Ngày giao dịch cuối cùng (The last trading day): Phòng thanh toán bù trừ sẽ chọn đối tác ở vị thế mua để chấp nhận việc chuyển giao (2 đến 3 ngày sau thông báo), người được lựa chọn có thể chuyển thông báo cho người đầu tư khác.

Các bước thực hiện giao dịch.

B1: Mở tài khoản giao dịch với nhà môi giới.

B2: Gởi lệnh giao dịch đến nhà môi giới.

B3: Nhà môi giới thực hiện giao dịch tài sản.

B4: Sau khi giao dịch đạt được, các thủ tục ký quỹ được thực hiện với công ty thanh toán bù trừ.

B5: Công ty thanh toán bù trừ trở thành đối tác của các bên giao dịch.