• Chủ nhật , 28/4/2024 | 14:29 GMT +7
timkiem
×
Hệ thống tiền tệ quốc tế IMS: Bản vị vàng (1821-1914) - Bản vị bảng anh (1922).
11/23/2015 | 1:29 AM GTM+7

1. Chế độ bản vị vàng - The Gold Standard (1821 - 1914)

Hệ thống tiền tệ trong đó đơn vị tiền tệ tiêu chuẩn là một lượng vàng cố định hoặc được giữ ở giá trị của một lượng vàng cố định. Tiền tệ được tự do chuyển đổi trong hoặc ngoài nước thành một lượng vàng cố định trên một đơn vị tiền tệ.

Trong một hệ thống bản vị vàng quốc tế, vàng hoặc một loại tiền tệ có thể chuyển đổi thành vàng ở một mức giá cố định được sử dụng làm phương tiện thanh toán quốc tế. Theo một hệ thống như vậy, tỷ giá hối đoái giữa các quốc gia là cố định; nếu tỷ giá hối đoái tăng cao hơn hoặc thấp hơn tỷ giá đúc cố định nhiều hơn chi phí vận chuyển vàng từ quốc gia này sang quốc gia khác, thì vàng chảy vào hoặc chảy ra lớn sẽ xảy ra cho đến khi tỷ giá trở lại mức chính thức. Giá ‘kích hoạt’ này được gọi là “điểm vàng”.

Bản vị vàng lần đầu tiên được đưa vào áp dụng tại Vương quốc Anh vào năm 1821. Trước thời điểm này, bạc là kim loại tiền tệ chính của thế giới, thực tế vàng từ lâu cũng đã được sử dụng không liên tục để đúc tiền ở quốc gia này hay quốc gia khác, nhưng chưa bao giờ là kim loại tham chiếu hoặc tiêu chuẩn duy nhất mà tất cả các hình thức tiền khác đều được phối hợp hoặc điều chỉnh. Trong 50 năm tiếp theo, một chế độ vàng và bạc lưỡng kim đã được sử dụng bên ngoài Vương quốc Anh, nhưng vào những năm 1870 một bản vị vàng đơn kim đã được Đức, Pháp và Hoa Kỳ áp dụng, cùng với nhiều quốc gia khác. Sự thay đổi này xảy ra bởi vì những khám phá về mỏ vàng thời kỳ đó ở phía tây Bắc Mỹ đã làm cho vàng trở nên dồi dào hơn. Năm 1914 trong chế độ bản vị vàng đầy đủ thịnh hành, vàng có thể được mua hoặc bán với số lượng không giới hạn ở một mức giá cố định bằng tiền giấy có thể chuyển đổi trên một đơn vị trọng lượng của kim loại.

Triều đại của bản vị vàng đầy đủ rất ngắn, chỉ kéo dài từ những năm 1870 cho đến khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ 1914. Cuộc chiến đó chứng kiến việc sử dụng tiền giấy không thể chuyển đổi hoặc hạn chế xuất khẩu vàng ở hầu hết các quốc gia.

banvivang_jpeg%20(650x350).jpg

“Nội dung chủ yếu của chế độ tiền tệ này là(1) Vàng (Gold) được thừa nhận làm đơn vị tiền tệ thế giới, được lưu thông trao đổi tự do giữa các nước. (2) Tính chất của tiền tệ là đồng tiền thực chất có giá trị nội tại. (3) Vàng là căn cứ để xác lập tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền quốc gia, tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền được xác định bằng cách so sánh hàm lượng vàng đảm bảo sức mua cho mỗi đơn vị tiền tệ”.

 - Ưu điểm: Sức mua của đồng tiền ổn định vì được đảm bảo bằng một hàm lượng vàng nhất định.

- Nhược điểm: Thiếu tiền trong lưu thông và vàng bị hao mòn trong quá trình sử dụng. Rất khó chia nhỏ khi mua bán hàng hóa với giá trị nhỏ.

2. Chế độ bản vị đồng bảng Anh (Gienơ 1922)

Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các quốc gia ở châu Âu bị kiệt quệ về kinh tế. Nước Anh là nước bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh nhưng trên thế giới thì Anh vẫn là nước mạnh.

Đặc biệt thị trường tài chính ở Lon Don đã phát triển mạnh từ trước chiến tranh thế giới lần I, sau chiến tranh càng phát triển mạnh hơn và đồng Bảng Anh đã trở thành đồng tiền có uy tín nhất trong khu vực. Lợi dụng vị thế này nước Anh đã thiết lập hệ thống tiền tệ quốc tế lấy đồng Bảng Anh làm đồng tiền chủ chốt.

Vào thời kỳ này, các quốc gia rất muốn quay về chế độ bản vị vàng, nhưng do hàng hóa dịch vụ lưu thông với khối lượng ngày càng tăng mà khối lượng vàng dự trữ lại có hạn nên các ngân hàng không thể đổi lấy giấy bạc ngân hàng ra vàng cho mọi đối tượng.

Lúc đó, duy nhất có chính phủ Anh cho phép đổi GBP lấy vàng. Cứ 1.700 GBP (đồng Bảng Anh) đổi được 400 Ounce = 12,4414 kg vàng (1 Ounce = 31,135 gr) cho nên chế độ tiền tệ quốc tế này còn được gọi là chế độ bản vị vàng thoi hay chế độ bản vị vàng hối đoái.

banvianh(650x350)%20jpeg.jpg

“Nội dung của chế độ bàn vị đồng bảng Anh: (1) Bảng Anh được các nước thừa nhận là phương tiện thanh toán và dự trữ quốc tế ngang với vàng. (2) Sử dụng Bảng Anh trong quan hệ ngoại thương và quan hệ kinh tế quốc tế khác không hạn chế. (3) Tỷ gía được xác định thông qua tiêu chuẩn giá cả so với vàng”.

Hệ thống tiền tệ quốc tế dựa trên đồng Bảng Anh được hình thành là nhằm phục vụ cho ý đồ kinh tế và chính trị của nước Anh. Tuy nhiên, khi kinh tế của nước Anh suy thoái Chính phủ Anh phát hành quá nhiều Bảng Anh nên Bảng Anh bị mất giá so với USD do vậy uy tín của nó trên thị trường quốc tế ngày càng giảm sút. Trước tình hình đó, chính phủ Anh tuyên bố phá giá đồng Bảng Anh so với đô la Mỹ. Chế độ tiền tệ Giênơ bị sụp đổ năm 1929.