• Thứ tư , 8/5/2024 | 17:25 GMT +7
timkiem
×
Hệ thống tiền tệ quốc tế IMS: Tiền tệ Châu Âu (1957) - Chế độ Rúp (1964 - 1991).
11/23/2015 | 1:02 AM GTM+7

5. Chế độ tiền tệ Châu Âu EMS - European Monetary System.

Cộng đồng kinh tế Châu Âu được thành lập từ năm 1957 theo Hiệp ước Rome ngày 25/03/1957, với một chặng đường phát triển bền vững có thể tóm tắt các quốc gia trong khối với mốc thời gian gia nhập khối như sau. 

Ngày 18/04/1951: ra đời cộng đồng thép và than đá Châu Âu, đây là điểm mốc cho sự liên kết kinh tế gồm 6 quốc gia. Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Luxămbua, Italia.

Ngày 24/04/1972: thiết lập hệ thống tỷ giá con rắn tiền tệ Châu Âu, nhằm cam kết và kiểm soát sự biến động của các đồng tiền trong khối.

Con rắn tiền tệ có thể hiểu là một tỷ giá có thể điều chỉnh hoặc là ngăn giá trượt. Một quốc gia ấn định ngang giá đồng tiền của mình và cho phép một thay đồi nhỏ xoay quanh ngang giá.”

Trái ngược với hệ thống Bretton Woods, EMS không bắt đầu với một trung tâm được xác định rõ ràng như vàng hoặc đô la Mỹ. Ngoài ra, nó có một quy trình ra quyết định chung để xác định tỷ giá hối đoái ngang giá. Hơn nữa, EMS không chỉ dựa trên lợi ích chung trong một hệ thống tỷ giá hối đoái ổn định mà các quốc gia thành viên còn chia sẻ các mục tiêu sâu rộng hơn về hội nhập kinh tế và hợp tác chính trị.

Tháng 03/1975: sáng lập đơn vị tiền tệ Châu Âu.

Ngày 07/07/1978: thành lập hệ thống tiền tệ SME

Ngày 13/03/1979: hoạt động chính thức bắt đầu SME, nó được coi là động cơ để thúc đẩy hội nhập kinh tế trong Cộng đồng châu Âu EC (European Community) và là một bước quan trọng hướng tới sự thống nhất chính trị của châu Âu

Ngày 28/06/1988: lập kế hoạch thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ Châu Âu EMU (Economic and Monetary Union).

Ngày 07/02/1992: ký hiệp ước Maastricht tại Hà Lan, xác định các vấn đề liên quan tới đồng tiền chung.

Liên minh Kinh tế và Tiền tệ EMU đưa EU tiến thêm một bước trong quá trình hội nhập kinh tế bắt đầu từ năm 1957 khi được thành lập. Hội nhập kinh tế mang lại lợi ích về quy mô lớn hơn, hiệu quả nội bộ và sự vững mạnh cho toàn bộ nền kinh tế EU và cho nền kinh tế của từng Quốc gia Thành viên.

       Về mặt thực tế, EMU có nghĩa là:

  • Phối hợp hoạch định chính sách kinh tế giữa các quốc gia thành viên
  • Phối hợp các chính sách tài khóa, đặc biệt là thông qua giới hạn nợ và thâm hụt của chính phủ
  • Một chính sách tiền tệ độc lập được điều hành bởi Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB)
  • Các quy tắc và giám sát duy nhất của các tổ chức tài chính trong khu vực đồng euro
  • Đồng tiền chung và khu vực đồng euro

Ngày 01/01/1993: hình thành thị trường chung Châu Âu: tự do hóa thị trường hàng hóa, vốn, đi lại của công dân khối.

Ngày 14 – 15/05/1995: đặt tên đồng tiền chung Châu Âu là EURO.

Ngày 16 – 17/07/1997: hiệp ước Amstexdam, chuẩn mẫu tiền Euro giấy và tiền kim loại.

Ngày 09/05/1998: nghị viện Châu Âu phê chuẩn 11 nước têu chuẩn trong liên minh tiền tệ gồm: Đức, Pháp, Ailen, Áo, Bỉ, Bồ đào nha, Hà lan, italia, Lucxămbua, Phần lan, Tây ban nha.

Ngày 11/5/1998: bầu nhân sự cho NHTW Châu Âu ECB

Ngày 1/1/1999: EURO ra đời là đồng tiền thực chung duy nhất cho cả khối EU – 11.

TIEN%20TE%20EUR%20VA%20TIEN%20XU.jpg

Hệ thồng tiền tệ Châu Âu ra đời nhằm tạo ra một khu vực tiền tệ ổn định, tránh các dao động lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nước trao đổi, phát triển kinh tế, với sự phát đồng EURO đã tạo sự cạnh tranh lớn so với các tiền tệ lớn khác trên thế giới như USD, JPY, nó đã trở thành một phương tiện thanh toán, dự trữ và đầu tư quốc tế.

EUR%20Fix%20eurusd%20eurgbp%20png.png

Ngay từ khi ra đời, vào ngày 04/01/1999, đồng EURO đã thay thế cho 11 đồng tiền của các quốc gia độc lập có đầy đủ chủ quyền trong khối, lưu hành trên thị trường tiền tệ thế giới tại tỷ giá “01 EUR = 1.1818 USD và 01 EUR = 0.7121 GBP”, Tỷ giá này trên thị trường đã cao hơn mức mà NHTW Châu Âu công bố chính thức ngày 31/12/1998 tại 1 EUR = 1.16675 USD.

6. Chế độ Rúp chuyển nhượng (1964 – 1991)

Đây thực ra là Hội đồng tương trợ kinh tế, được viết tắt COMECON (Council of Mutual Economic Assistance), thành viên là các nước XHCN năm 1949 gồm Bulgaria, Tiệp Khắc, Hungary, Ba Lan, Romania, Liên Xô, Albania, Đức tham gia 1950, Mông Cổ 1962, Cuba 1972, Việt Nam 1978.

Các thành viên của SEV đã ký Hiệp định thanh toán nhiều bên bằng Rúp chuyển khoản 1963. Đồng thời thành lập Ngân hàng hợp tác quốc tế để theo dõi và thực hiện quá trình. Hiệp định có hiệu lực từ năm 1964 (1Rúp = 1,5 USD).

Cơ chế sử dụng Rúp chuyển nhượng tương tự như SDR là loại tiền ghi sổ dùng để ghi chép, hạch toán, bù trừ giữa các thành viên trong khối SEV. Khi hệ thống XHCN tan rã thì khối SEV cũng không còn nữa, Rúp chuyển nhượng cũng chấm dứt sau 27 năm tồn tại vào năm 1991.